VNBA: Cần có trường đào tạo, tiêu chuẩn quốc gia cho nghề làm đẹp

Ngày 15/10/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội đào tạo Phát triển Nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA) tổ chức Diễn đàn: “Vị thế thương hiệu ngành làm đẹp và mỹ phẩm tại Việt Nam: Cơ hội – thách thức”. Những vấn đề “nóng” như:  thiết chế quản lý và quản trị ngành làm đep, đào tạo nâng cao và chuẩn hóa nghề…đã được nêu ra tại diễn đàn.

VNBA
Diễn đàn: “Thương hiệu ngành làm đẹp và mỹ phẩm tại Việt Nam: Cơ hội & Thách thức” có sự tham gia của rất nhiều CEO của các doanh nghiệp, đại diện cơ quan chức năng, đại diện của VNBA.

Điều phối Diễn đàn: “Vị thế thương hiệu ngành làm đẹp và mỹ phẩm tại Việt Nam: Cơ hội – thách thức” là ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp.Tham gia Diễn đàn, có ông Nguyễn Viết Cường-Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cùng các chuyên gia thẩm mỹ quốc tế, các CEO của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp. Về phía VNBA, có các Phó Chủ tịch, gồm: bà Đặng Thị Xuân Hương, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, ông Phạm Tường Linh và bà Nguyễn Thị Nhung-Phó Ban Thanh tra Kiểm tra, bà Tống Hải Bằng- Trưởng ban Truyền thông.

Thị trường làm đẹp Việt Nam được đánh giá là phát triển thần tốc, đóng góp không nhỏ vào GDP quốc gia. Theo thống kê, doanh thu từ mỹ phẩm của năm 2016 đạt trên 1,2 tỷ USD, năm 2018 con số này đã là 2,3 tỷ USD. Theo dự báo, thị trường làm đẹp và mỹ phẩm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ 20%/năm.

Nghề làm đẹp ở Việt Nam 10 năm trở lại đây phát triển rất nhanh. Ước tính cả nước có khoảng trên 100.000 người đang làm trong lĩnh vực này. Ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, nghề làm đẹp đã được thừa nhận và được đào tạo rất bài bản. Hiện nay, gần chúng ta như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore hay Hồng Kông, còn có cả trường đại học đào tạo nghành làm đẹp này.

Việt Nam là nước đi sau, do đó sẽ còn có rất nhiều hạn chế. Mặc dù ngành làm đẹp phát triển như vậy, cũng với quy mô hàng trăm ngàn người làm việc, nhưng trên thực tế chưa có quy chuẩn cho mã ngành, mã nghề đào tạo đúng chuẩn trong các trường đại học, cao đẳng. Do đó, vấn đề đào tạo cho các nhân viên kĩ thuật cao và ghi nhận tay nghề của bác sĩ trong nước cần được chú trọng hơn, cần có một trường đào tạo chính quy về lĩnh vực này.

Nhưng, một thực tế là ngành làm đẹp Việt Nam đang chưa có một hệ thống chính sách quản lý chặt chẽ về mặt nhà nước, cũng như chưa có những tiêu chuẩn cụ thể dành cho người làm nghề. Dưới đây là những ý kiến tham gia Diễn đàn từ phía VNBA.

VNBA
Bà Đặng Thị Xuân Hương phát biểu tại Diễn đàn về cách đưa ngành làm đẹp Việt Nam tiệp cận những tiêu chuẩn quốc tế.

Bà Đặng Thị Xuân Hương, CTHĐQT TMV Xuân Hương, Phó Chủ tịch VNBAHướng đến những tiêu chuẩn quốc tế

Hiện có nhiều spa hoạt động về thẩm mỹ không phép nhưng vẫn quảng cáo rầm rộ khiến khách hàng phải trả giá. Vì vậy, ngành làm đẹp Việt Nam chưa được nhiều nước công nhận, cũng như khách hàng quốc tế thiếu tin tưởng do có sự lẫn lộn giữa cái thật và cái không thật trong quá trình làm đẹp.

Tôi mong Nhà nước ủng hộ và phát triển những tiêu chí quốc tế về Việt Nam, nhằm giúp mọi người chuẩn hóa nghề tốt hơn. Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cần có những quy định về trường dạy chuẩn nghề, để học viên sau khi tốt nghiệp là hành nghề được. Hơn nữa, cơ quan truyền thông thay vì bắt lỗi nên chú trọng vào việc nâng tầm ngành làm đẹp, truyền tải những cái đẹp của nghề và ghi nhận những bàn tay vàng của các bác sĩ Việt Nam, cũng như những người thợ lâu năm, để tất cả các người bạn quốc tế có thể lựa chọn Việt Nam để làm đẹp.

VNBA
Bà Nguyễn Kim Oanh có những ý kiến tâm huyết về phát triển làm đẹp tại Diễn đàn.

Bà Nguyễn Kim Oanh, Giám đốc Học viện Đào tạo Thẩm mỹ quốc tế VietBeauty, Phó Chủ tịch VNBA: Phải liên tục tiếp cận công nghệ mới

Những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp của hai giới tăng cao, xu hướng lựa chọn nghề spa-thẩm mỹ trở nên thịnh hành ở các bạn trẻ. Sự cạnh tranh giữa các cơ sở thẩm mỹ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, và có nhiều cách để đánh giá dịch vụ. Điều đó đòi hỏi người làm nghề phải có tâm, có tầm và liên tục cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực làm đẹp.

Trong quá trình đào tạo, chúng tôi chú trọng đến những phương pháp làm đẹp an toàn và mong muốn tất cả các học viên sau khi tốt nghiệp đều trở thành những kĩ thuật viên giỏi. Tôi hy vọng các cơ quan, ban, ngành sẽ đưa ra những cụ thể hóa về yêu cầu của ngành làm đẹp. Điều này sẽ giúp cho các trung tâm kiện toàn bộ máy của mình, để có những quy chuẩn về tay nghề, đào tạo đội ngũ kĩ thuật viên phục vụ cho ngành làm đẹp.

Tôi cũng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước thiết lập các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho ngành làm đẹp và có sự vận động hành lang pháp lý về Luật hành nghề trong ngành làm đẹp.

VNBA
Ông Phạm Tường Linh đã chia sẻ những ý kiến về khung tiêu chuẩn quốc gia cho ngành làm đẹp Việt Nam.

Ông Phạm Tường Linh, Giám đốc thương hiệu DERMAFIRM tại Việt Nam, Phó Chủ tịch VNBA: Chưa cho tiêu chuẩn quốc gia nào rõ ràng cho ngành làm đẹp

Có rất nhiều cơ sở làm đẹp quảng cáo uy tín, thương hiệu quốc tế và thực hiện các thủ thuật như nâng ngực, hút mỡ. Tuy nhiên, đó không phải là phòng khám hay bệnh viện mà là các spa, nhưng khách hàng vẫn tới nườm nượp. Nguyên nhân là các chủ spa không công bố giấy phép đăng ký nên khách hàng cũng không biết được đó là spa hay bệnh viện. Theo quy định, nếu là spa thì phòng Kinh tế của quận/huyện cấp phép.

Spa chỉ được thực hiện các kĩ thuật làm đẹp đơn giản như chăm sóc móng tay, cắt tóc, chăm sóc da. Còn các kĩ thuật can thiệp thì phải được Sở Y tế cấp phép với các quy định khắt khe. Còn khách hàng, chỉ cần quảng cáo hay, hình ảnh đẹp, giá rẻ thì họ vào mà không lường hết được nguy cơ. Về mặt quản lý nhà nước thì chưa có một sự chính thống nào về mặt quản trị, cũng như chưa có một tiêu chuẩn quốc gia nào rõ ràng cho nghề làm đẹp.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn:

VNBA

VNBA

VNBA

VNBA

VNBA

 

BTV